Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Văn Thùy Đội ngũ bác sĩ
Bệnh này không gây nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống thường ngày. Người mắc phải chứng bệnh này thường mất tự tin và bối rối khi giao tiếp.
1. Nguyên nhân gây ra bệnh Hôi miệng :
-
Hôi miệng nguyên nhân trong miệng:
– Hơi thở hôi vào buổi sáng: Đa số mọi người, có hơi thở hôi với mức độ khác nhau. Khi thức dậy sau giấc ngủ đêm, điều này là bình thường. Xảy ra là do miệng bị khô và tù đọng suốt đêm. Khi lưu lượng nước bọt tăng nhanh sau khi bắt đầu ăn sáng.
– Khô miệng: Bắt nguồn từ sự giảm lưu lượng nước bọt do giấc ngủ đêm. Nguyên nhân khác gồm có: sự mất nước. Tác dụng phụ của một số thuốc như thuốc chống suy nhược Tricyclic. Hay là triệu chứng của: hội chứng Sjogren và biến chứng xạ trị vùng đầu mặt cổ.
– Đồ ăn, thức uống và thuốc: Hóa chất trong thức ăn có thể đi vào dòng máu. Sau đó đưa vào phổi. Mọi người quen với mùi tỏi, mùi đồ ăn cay và mùi thức uống chứa cồn. Trong hơi thở của người, vừa mới dùng loại thực phẩm này. Nhiều loại thực phẩm và thuốc khác có thể làm hơi thở có mùi. Các thuốc liên quan bao gồm: Betel, Chloral hydrate,Dimethyl Sulfoxide, Disulfiram. Một số thuốc hóa trị như: Phenothiazines và Amphetamines.
– Hút thuốc: là một nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh hôi miệng. Vì khi hít khói thuốc vào, mùi hôi của hơi thở sẽ theo khói thuốc được đẩy ra ngoài. Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ bệnh nướu tiến triển – một nguyên nhân khác gây hôi miệng.
– Ăn kiêng hay tuyệt thực: Có thể làm hơi thở có mùi ngọt bệnh lý. Điều này là do hóa chất có tên là Ketones tạo ra trong quá trình phân hủy chất béo.
-
Hơi thở hôi nguyên nhân từ miệng:
– Ở đa số những người bị hôi miệng do vi khuẩn và thức ăn thừa trong miệng. Khi vi khuẩn phân hủy protein thức ăn trong miệng còn thừa sinh ra khí có mùi hôi. Những điều sau đây có thể góp phần tích tụ vi khuẩn, bựa thức ăn và gây hôi miệng:
+ Nhồi nhét thức ăn: Việc chải răng không lấy được hết, các mảnh thức ăn nhét giữa các răng. Thức ăn sẽ bị vi khuẩn phân hủy và bề mặt trở nên gồ ghề. Chải răng thông thường, không thể làm sạch vùng kẽ răng và ngăn chặn tình trạng này.
+ Mảng bám, vôi răng và bệnh nha chu: là chất mềm hơi trắng tạo thành trên bề mặt. Chúng hình thành khi vi khuẩn kết hợp với thức ăn và nước bọt. Vôi răng, đôi khi được gọi là cao răng, là mảng bám bị vôi hóa trở nên cứng. Chúng dính chắc vào răng, bệnh nha chu nghĩa là sự nhiễm hay sự viêm mô quanh răng. Nếu nướu bạn bị viêm thường chảy máu khi chải răng bạn có thể bị bệnh nha chu. Mức độ trầm trọng có thể từ nhẹ đến nặng.
+ Bựa lưỡi: Ở vài người, có bựa ở phần sau lưng lưỡi. Không rõ cơ chế hiện tượng này, có thể do chất nhầy chảy từ mũi sau. Bựa lưỡi có thể có vi khuẩn. Điều này lý giải tại sao những người vệ sinh răng miệng tốt vẫn bị hôi miệng.
2. Đối tượng nguy cơ bệnh Hôi miệng:
– Người hút nhiều thuốc lá.
– Người ăn nhiều tỏi, hành, thức ăn nhiều đạm, chất béo, gia vị,..
– Người có vấn đề tâm lý, người quá chú trọng tới hình thức của bản thân. Lúc nào cũng ảo tưởng là cơ thể mình không hoàn chỉnh. Tiết ra mùi khó chịu, thường gặp ở phụ nữ. Họ luôn che miệng khi nói chuyện, ngại tiếp xúc.
– Người vệ sinh răng miệng không đúng cách.
– Hôi miệng khi mang thai: tình trạng thai nghén trong thai kỳ khiến phụ nữ. Bị nôn ọe nhiều gây trào ngược dạ dày. Sau đó làm tăng lượng axit trong khoang miệng. Có thể dẫn đến hôi miệng ở bà bầu nếu không được vệ sinh sạch sẽ. Bà bầu thường ăn nhiều bánh, kẹo, thức ăn vặt cũng dễ gây hôi miệng. Do thay đổi nội tiết tố dẫn đến viêm nướu gây ra mùi khó chịu ở khoang miệng.
3. Phòng ngừa bệnh Hôi miệng:
Để tránh gây Hôi miệng – Nha Khoa Thùy hướng dẫn bạn cách chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách.
Ngoài ra còn có một vài cách sau:
– Dùng chỉ nha khoa sau khi ăn xong : Việc đánh răng thông thường không thể loại bỏ được mảng bám. Vi khuẩn trong kẽ răng, chỉ nha khoa là một trong những thứ được bác sĩ nha khoa. Chỉ định dùng để loại bỏ tối đa những mảng bám trong kẽ răng.
– Làm sạch lưỡi: Nhiều người có thói quen chải răng. Mà quên mất lưỡi cũng là một bộ phận cần làm sạch. Bởi lưỡi là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn. Và là môi trường thích hợp cho vi khuẩn phát triển. Biểu hiện của việc vi khuẩn xâm nhập quá mức. Đó là lưỡi có màu mảng trắng. Việc làm sạch răng miệng và lưỡi rất có lợi trọng việc loại bỏ mùi hôi miệng khó chịu.
– Uống nước nhiều: Cung cấp đủ nước cho cơ thể. Không những tốt cho sức khỏe mà còn rất tốt cho việc chữa bệnh hôi miệng. Đối với những bệnh nhân bị khô miệng mãn tính. Cần phải có sự can thiệp của các bác sĩ kê đơn thuốc. Để kích thích tiết nước bọt hoặc chuẩn bị nước bọt nhân tạo.
– Làm sạch dụng cụ nha khoa: Nếu đang niềng răng hoặc răng giả thì cần phải làm sạch kỹ lưỡng. Một lần/ ngày để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn.
– Có chế độ ăn uống hợp lý: Người bị bệnh hôi miệng. Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả,… Tránh những loại như hành tây, tỏi, đồ ăn cay nóng, café,…thực phẩm nhiều đường.
– Chăm sóc răng miệng định kỳ: Cao răng là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng nhiều nhất. Do vậy việc lấy cao răng 2 lần/ năm cách tốt cho hơi thở tránh khỏi mùi hôi khó chịu.
– Đánh răng ngay sau khi ăn: Việc đánh răng sau khi ăn. Rất cần thiết giúp hạn chế tốt nhất các tác nhân gây bệnh. Sau khi ăn khoảng 30 phút, đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày. Để đạt được hiệu quả trong việc chữa bệnh. Thay bàn chải lông mềm 3 hoặc 4 tháng một lần sau khi sử dụng.
– Điều trị tích cực các bệnh lý ở các cơ quan khác.: Bệnh gan, thận, bệnh đái tháo đường, hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản.
Phòng Khám Răng Nha Khoa Thùy quy tụ đội ngũ bác sĩ Nha khoa. Với nhiều năm kinh nghiệm lâm sàng được đào tạo chính quy. Giúp quý khách có hàm răng trắng sáng, tự tin và tỏa sáng.
Đội ngũ Y bác sĩ tại Phòng Khám Răng Nha Khoa Thùy
Tại sao phải nhổ răng? nhổ răng khi nào? quy trình nhổ ra sao?
Nha Khoa Thùy Tri ân thầy cô nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
DỰ ÁN: 10.000 CỐC NƯỚC MIỄN PHÍ PHỤC VỤ BÀ CON NÔNG DÂN BÁN VẢI.