1. Răng bị sứt mẻ gây ê buốt, đau nhức, mất thẩm mĩ
– Răng là bộ phận có cấu tạo rất cứng nên khi răng sứt mẻ tức sự tác động lên răng rất là lớn. Tác động này có thể do lực va chạm mạnh bên ngoài vào răng. Ngoài ra, do yếu tố bên trong cơ thể như thiếu canxi; bệnh lý răng miệng: sâu răng, viêm nha chu, … hoặc do thói quen ăn uống.
– Răng mẻ thường gây cảm giác ê buốt, khó chịu bởi vì:
- Khi răng bị sứt mẻ, phần ngà răng sẽ bị lộ, dễ gây kích ứng khi ăn uống đồ ăn nóng, lạnh và gây ê buốt răng.
- Trong quá trình ăn nhai, các mặt răng chịu lực tiếp xúc không đồng đều. Nó tạo ra những áp lực với răng, gây ê buốt cho răng.
- Trường hợp răng bị mẻ đến tủy răng thì mức độ ê buốt và đau nhức cũng tăng nhiều lần. Do tủy răng rất nhạy cảm và chứa nhiều dây thần kinh nên sẽ xuất hiện các dấu hiệu đau nhức dữ dội, ê buốt răng, đau đầu, ù tai, sốt,…
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sứt, mẻ răng
- Chấn thương: Hàm va chạm mạnh vào một vật cứng hoặc có lực từ bên ngoài tác động vào gây nứt, mẻ răng.
- Nghiến răng: Thói quen nghiến răng thường xuyên khi ngủ khiến răng bị mài mòn, yếu đi và dễ bị nứt, mẻ.
- Cắn vật cứng: Khi bạn cố nhai hoặc cắn thức ăn quá cứng hoặc dùng răng để cắn, nạy đồ vật cứng cũng có thể gây ra tình trạng nứt, mẻ ở răng.
- Bị mài mòn: Khi dùng những thực phẩm có tính axit cao như dưa chua, cam, chanh, dâu tây, cà phê, rượu… răng sẽ bị mài mòn tự nhiên, yếu và nhạy cảm hơn.
- Thiếu Canxi: Ăn uống không điều độ và đầy đủ chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng thiếu hụt Canxi ở răng. Điều này khiến răng dễ gãy, vỡ khi ăn nhai.
- Bệnh lý: Nếu răng đang bị sâu, viêm nha chu, viêm tuỷ…thì răng cũng nhạy cảm hơn bình thường, dễ gây sứt mẻ khi nhai thức ăn.
3. Các trường hợp sứt mẻ răng thường gặp
– Khi hàn trám răng cửa bác sĩ sẽ dùng vật liệu trám nha khoa để tạo hình. Bác sĩ sẽ lấp đầy chiếc răng bị mẻ lớn giúp chúng trở về trạng thái ban đầu. Và phương pháp này được bác sĩ sử dụng trong các trường hợp sau:
- Bị sứt răng cửa hoặc vỡ nhỏ chưa ảnh hưởng đến ngà cũng như tủy răng
- Răng bị thưa, hở kẽ nhỏ hàn trám giúp cho răng có độ thẩm mỹ cao hơn
- Răng bị mòn men răng giúp cho răng chắc khỏe, không bị hỏng răng
- Hỗ trợ sau khi điều trị tủy, lỗ sâu.
- Việc này giúp cho vi khuẩn không thể làm viêm tủy và ngăn ngừa sâu răng phát triển
4. Những nguy hại khi răng bị sứt mẻ
– Răng bị sứt mẻ gây ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Răng bị mẻ rất nhạy cảm, yếu hơn so với các răng kế cận. Nó gây nhiều khó khăn trong quá trình ăn nhai; đặc biệt với những răng đảm nhận chức năng quan trọng như răng cấm, răng nanh… Thức ăn trong quá trình nhai nếu không được nghiền nhỏ; khiến dạ dày, ruột phải hoạt động nhiều và mạnh hơn. Lâu ngày, gây ra một số bệnh tiêu hóa.
– Khi bị mẻ răng, sứt răng có thể bạn sẽ gặp một số triệu chứng viêm như: sốt; đau răng khi ăn, sưng mạch máu ở cổ hoặc hàm; răng trở nên nhạy cảm hơn và hơi thở có mùi hôi.
– Tình trạng răng bị sứt mẻ còn khiến cho vi khuẩn dễ tấn công vào ngà răng. Nó gây ra các bệnh răng miệng như: sâu răng, viêm chân răng, nha chu, viêm tủy răng,…
– Nếu răng bị mẻ nặng mà không được khắc phục sớm còn dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Ví dụ như: Viêm tủy răng, áp xe cuống răng, … gây mất răng. Lúc này sẽ gây khó khăn về phương pháp điều trị; sức khỏe người bệnh cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.
5. Cách khắc phục tình trạng răng bị sứt mẻ
- Cách xử lý răng bị sứt mẻ tại nhà
+ Khạc nhổ mảnh vỡ ra ngoài
+ Không chạm vào gờ răng bị mẻ
+ Giữ lại các mảnh răng vỡ
+ Súc miệng
+ Hẹn gặp Bác sĩ
+ Che phủ gờ răng sắc nhọn
+ Cẩn thận trong ăn uống
- Khắc phục tình trạng răng bị sứt mẻ tại nha khoa
+ Hàn trám răng
– Khi bị mẻ răng, trám răng mẻ là cách phục hình răng tiết kiệm thời gian và chi phí hơn so với những phương pháp khác. Tuy nhiên, trám răng chỉ áp dụng cho trường hợp vết mẻ nhỏ. Bác sĩ sẽ thực hiện trám răng mẻ bằng cách dùng vật liệu Composite để đắp bên ngoài và tạo hình lại thân răng sao cho thẩm mỹ nhất. Nó giúp bạn phục hồi chức năng ăn nhai trong thời gian nhanh nhất.
+ Dán sứ Veneer
– Dán sứ Veneer là giải pháp khắc phục tình trạng răng bị sứt mẻ nhẹ, mòn mặt nhai hiệu quả. Với ưu điểm không mài nhỏ răng; không ê buốt và đảm bảo tính thẩm mỹ tối ưu; dán sứ Veneer được nhiều người ưa chuộng. Đối với các trường hợp răng bị mẻ nhẹ; bạn có thể chọn phương pháp dán sứ để bảo toàn răng thật của mình.
– Nhược điểm nhỏ của phương pháp này đó chính là chi phí khá cao.
+ Bọc răng sứ
– Bọc răng sứ là một trong các giải pháp phục hình răng được nhiều người lựa chọn. Nó giúp cải thiện lại răng bị sứt mẻ mang lại hàm răng trắng, đều, đẹp, tự nhiên. Bằng việc sử dụng một mão sứ có hình dáng; kích thước và màu sắc giống như răng thật bọc lại bên ngoài chiếc răng bị mẻ đã được mài cùi. Sau khi bọc sứ , bạn sẽ sở hữu một hàm răng hoàn chỉnh; đảm bảo tính thẩm mỹ lâu dài và hơn hết là chức năng ăn nhai tốt.
Nhanh tay inbox ngay để được tư vấn miễn phí !
Webssite: https://nhakhoathuy.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/BS.NguyenVanThuy
Hotline: 0981.898.115 – 0866.295 115
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UChtWJHO0wsy1pH1aONFRZiQ
Địa chỉ: Tổ dân phố Mới – Thị Trấn Chũ – Lục Ngạn – Bắc Giang.
Tại sao phải nhổ răng? nhổ răng khi nào? quy trình nhổ ra sao?
Bọc Răng Sứ
Nha Khoa Thùy Tri ân thầy cô nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11