Cầu răng sứ có tốt không?

Cầu răng sứ có tốt không? Cầu răng sứ có tốt không là câu hỏi mà ai đang dự định làm cũng thắc mắc? Chúng ta cùng Nha Khoa Thùy tìm hiểu điều này nhé! 

Hiện nay, làm cầu răng sứ là phương pháp làm răng giả cố định để bù lại chiếc răng đã mất, đảm bảo ăn nhai được khá nhiều người lựa chọn và tin dùng
Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn có sự lựa chọn phù hợp khi cân nhắc thay thế chiếc răng bị mất của mình.

Trước tiên chúng ta cùng đi tìm hiểu cầu răng sứ là gì ?

1. Cầu răng sứ là gì?

– Cầu răng sứ là một giải pháp khôi phục một hoặc nhiều răng mất cố định rất phổ biến hiện nay. Giống như bạn đi qua một chiếc cầu bắc qua sông cầu răng gồm 2 hoặc nhiều trụ cầu là các răng trên cung hàm hoặc các trụ implant và nhịp cầu là một hay nhiều răng bị mất. Các trụ cầu chính là các điểm tựa mang răng mất. Cầu răng được gắn cố định trên các răng trụ qua đó giúp lấp đầy khoảng trống răng mất trên cung hàm.

Vật liệu sử dụng có nhiều loại khác nhau: Cầu titan, Cầu Cromcoban, Cầu toàn sứ……. bên ngoài được bao bọc bởi 1 lớp sứ giống như răng thật


Hình ảnh cầu răng sứ
2. Phân loại

3. Ưu và nhược điểm của cầu răng sứ

Ưu điểm
– Thời gian thực hiện nhanh

–  Tạo được cảm giác ăn nhai tự nhiên như răng thật.

– Cứng và chắc đảm bảo khả năng ăn nhai tốt so với răng thật.

–  Độ thẩm mỹ cao, màu sắc răng tự nhiên, phù hợp với các răng thật trên cung hàm.

– Không gây kích ứng với các tổ chức trong khoang miệng.

– Thời gian sử dụng của cầu răng sứ cũng khá lâu nếu cầu răng được chăm sóc và bảo vệ đúng cách.

Nhược điểm:
– Các răng thật dùng làm trụ để mang răng mất sẽ bị mài nhỏ đi trong kỹ thuật làm cầu dẫn đến :Răng trụ có thể bị ê buốt hoặc ảnh hưởng đến tủy răng sau này. Răng trụ có thể phải được chỉnh sửa như chữa tủy, làm thấp đi,…để phù hợp với yêu cầu của một răng trụ. Làm cầu răng sứ chỉ thay thế được phần răng ở trên chứ không thay thế được chân răng.

– Phương pháp này hoàn toàn không ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương hàm, lợi co lại do mất răng. Lâu dần sẽ làm cho cầu răng mất tính thẩm mỹ. Việc tiêu xương hàm, tụt lợi ở vị trí răng mất cũng ảnh hưởng đến các răng trụ và làm cho các răng trụ yếu đi nếu xương hàm bị tiêu quá nhiều gây hở chân răng trụ.

– Vệ sinh dưới cầu răng cũng khó hơn so với vê sinh các răng thật. Nếu vệ sinh cầu răng không tốt sẽ dẫn đến hôi miệng, lợi viêm do đọng thức ăn dưới cầu răng.

– Răng trụ có thể bị hỏng, lúc đó phải nhổ bỏ cả răng trụ và phải làm cầu răng sứ mới.


Vệ sinh cầu răng sứ không đúng cách có thể gây hôi miệng

4. Làm cầu răng sứ có tốt không?

Cầu răng sứ có tốt không?

– Với những nhược điểm của một cầu răng sứ nêu trên sẽ khiến bạn e dè và có thể lo lắng khi quyết định làm cầu răng sứ. Tuy nhiên nếu các răng trụ được lựa chọn đúng, khoảng thời gian mất răng không quá lâu, nha sĩ tôn trọng nguyên tắc tính lực nhai cho cầu răng, các yêu cầu kỹ thuật được bảo đảm, cầu răng được bảo quản, giữ gìn tốt, cầu răng và răng miệng được thường xuyên vệ sinh sạch sẽ thì cầu răng sứ là một lựa chọn phù hợp thậm chí là hoàn hảo nếu răng mất không thể bù lại được bằng cách cấy trụ implant.

5. Những ai làm được cầu răng sứ?

  • Mất một hoặc hai răng hàm liền nhau.
  • Các răng mất xen kẽ nhau.
  • Mất một hoặc vài răng cửa.
  • Làm cầu răng trên các trụ implant.

– Bên cạnh việc đánh giá tình trạng mất răng cụ thể, nha sĩ còn phải dựa vào các yếu tố khác để quyết định cầu răng sứ có phải là một giải pháp bù răng tốt nhất cho bạn hay không như:

+ Các răng được chọn làm trụ cầu phải đảm bảo khỏe, chắc.

+ Lợi xung quanh răng trụ không bị viêm.

+ Lợi ở vùng mất răng phải săn chắc.

+ Các răng ở hàm đối diện ở trong tình trạng tốt.

+ Các trụ implant được bám chắc bởi xương hàm và được tính toán kỹ để mang cầu răng.

+ Tình trạng vệ sinh răng miệng tốt.

+ Tình trạng toàn thân khỏe mạnh hay bệnh toàn thân đã được điều trị ổn định.


Trường hợp mất răng hàm sẽ được chỉ định làm cầu răng sứ
6. Làm thế nào để cầu răng sứ bền lâu trong miệng?

Cầu răng sứ có dùng được lâu trong miệng hay không tùy thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Thói quen ăn nhai:  thói quen nhai ngang làm ảnh hưởng có thể gây vỡ nứt cầu răng
  • Thói quen di chuyển hàm
  • Thói quen dùng thực phẩm: thực phẩm cứng luôn là tác nhân gây hỏng cầu răng của bạn
  • Mô răng thật:  nếu răng thật vệ sinh không tốt có thể gây sâu và viêm làm hỏng cả cầu răng 
  • Tay nghề nha sĩ – Bác sĩ:  là nhân tố quan trọng trong việc sử dụng cầu răng, từ khâu mài chỉnh – gắn & kiểm tra định kì

Đội ngũ Y bác sĩ tại Phòng Khám Răng Nha Khoa Thùy
Phòng Khám Răng NHA KHOA THUỲ

➡️ Chuyên răng sứ thẩm mỹ

➡️ Niềng răng chuyên sâu

➡️ Nhổ răng khôn

➡️ Chuyên các vấn đề Răng – Hàm – Mặt

📞Hotline : 0981.898.115 – 0866.295.115

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo
Facebook chat