Hầu như tất cả mọi người đều nghĩ rằng niềng răng đều rất đau. Tuy nhiên; thực tế không có quá nhiều đau đớn hay khó chịu khi mà bạn bắt đầu quen với việc đeo mắc cài. Việc cảm thấy hơi khó chịu ngay sau khi được đặt mắc cài hay khi dây cung được thắt chặt là điều tất yếu nhưng không có ít cách để giảm đau đâu. Sau đây là 9 cách giảm đau khi niềng răng phổ biến :
1. DÙNG THUỐC GIẢM ĐAU
– Dĩ nhiên đây là cách này chỉ nên sử dụng khi bạn quá đau thôi. Cảm giác thần kinh luôn là những dấu hiệu cần được theo dõi; nếu bạn bị mất cảm giác; tương đồng với việc các dấu hiệu sẽ dễ bị bỏ qua hơn. Bạn có thể dùng thuốc gây tê tại chỗ như Lidocaine; Prilocaine; Benzocaine hay Tetracaine. Hoặc bạn cũng có thể dùng Paracetamol; Acetaminophen là các loại thuốc đau hạ sốt rất phổ biến dùng được cho cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên; như đã nói dùng thuốc giảm đau quá nhiều sẽ gây ra những hệ lụy và biến chứng không tốt đâu.
2. MỘT TÚI NƯỚC ĐÁ
– Chườm túi đá bên ngoài vùng miệng bị đau là cách đơn giản nhất để giảm đau do niềng răng. Nhiệt độ lạnh sẽ làm giảm viêm và làm tê miệng khiến bạn không cảm thấy đau. Tốt nhất là bạn nên sắm cho mình một chiếc túi chườm và một chiếc tủ lạnh không bao giờ thiếu đá lạnh ngay nhé.
3. DÙNG NƯỚC ĐÁ LẠNH
– Nếu như cơn đau xảy ra khi bạn đang không thể thoải mái nằm nhà chườm lạnh hay nghỉ ngơi; thì một cốc nước đá lạnh đơn giản cũng có thể giúp bạn được đó. Nhâm nhi một cốc nước đá mát lạnh; từng ngụm nhỏ ngậm trong miệng ngay vùng đau sẽ giúp bạn giảm đau.
4. ĂN THỨC ĂN MỀM
– Niềng răng mắc cài; mặt trong mặt ngoài hay mắc cài sứ thì cũng đều có nhiều hạn chế cả thôi. Trong khi cả thế giới lo nghĩ hôm nay ăn gì thì với các đồng niềng; câu hỏi này còn đau khổ hơn nữa. Tạm biệt kẹo cứng; đồ ăn cứng; đồ ăn dễ dắt răng. Thôi thì, dù cho có thèm thịt gà hay đồ nướng tới đâu; trời như này không được ăn lẩu nướng cũng đau khổ lắm rồi. Thế nên là, để tránh những cơn đau; hãy nhớ nhắc nhở bản thân ăn đồ mềm như súp, nước canh; đồ nghiền hay ngũ cốc nha.
Chọn Tư vấn để được giải đáp thêm những thắc mắc của bạn !
5. SÁP CHỈNH NHA
– 100% là cái này sẽ được đính kèm cùng lộ trình chỉnh nha của tất cả chúng ta rồi. Vì đây là loại sáp đặc biệt để bảo vệ khoang miệng, gồm bên trong môi, má và nướu khỏi giá đỡ của mắc cài. Sáp này sẽ tạo lớp ngăn cách, giữ cho các đầu nhọn của giá để giảm gây kích ứng khó chịu.Bạn không phải lo nếu vô tình nuốt phải một ít sáp đâu, nhưng mà nhớ lấy ra trước khi đánh răng nhé. Miễn là bạn nhớ bôi sáp sau khi đánh răng và sau bữa ăn là được, phòng ngừa sự đau ngứa khó chịu nhiều lắm đó.
6. DÙNG NƯỚC ẤM
– Nước lạnh có tác dụng, và dĩ nhiên, là nước ấm cũng thế. Súc miệng bằng nước muối ấm sẽ rất hữu ích trong việc chữa lành vết loét hoặc vết xước trong miệng gây ra do mắc cài.
7. MASSAGE CHO NƯỚU
– Cũng như việc xoa bóp khi vai gáy bị đau thôi, việc xoa bóp nướu cũng có tác dụng giảm đau như thế. Bạn đơn giản là chỉ cần chườm đá cho nướu một chút rồi dùng một ngón tay xoa nhẹ nướu theo hình tròn là được. Nhưng đừng xoa lâu quá, chỉ cần đủ làm giãn nướu bị sưng thôi nhé.
8. VỆ SINH RĂNG MIỆNG THẬT SẠCH SẼ VÀ CẨN THẬN
– Cách bạn chăm sóc răng và niềng răng chắc chắn quyết định mức độ đau và khó chịu. Điều quan trọng nhất cần nhớ là phải giữ sạch cả răng và mắc cài để tránh sâu răng và viêm nướu nha. Thức ăn bám mắc cài và dây cung, thành ra bạn phải chú ý vệ sinh thật sạch sẽ đó. Chải răng, dùng chỉ nha khoa, tăm nước và súc miệng tới khi đảm bảo loại bỏ hết mảnh thức ăn còn sót nha. Để kiểm tra thường xuyên, mình thấy khá nhiều người luôn mang theo bên mình một chiếc gương soi nhỏ.
9. KIÊN NHẪN, KIÊN NHẪN, VÀ KIÊN NHẪN
– Điều quan trọng nhất phải nói ba lần. Nhớ lại mục tiêu ban đầu của chúng ta hướng đến trước khi dấn thân vào con đường chông gai đau khổ tận răng này nào: MỘT NỤ CƯỜI LUÔN HÉ, ĐẸP HƠN VÀ KHỎE HƠN. Đau tới cỡ nào rồi cũng chỉ vài hôm sẽ qua, còn nụ cười sẽ luôn bên ta tới cuối đời đó nhé! Nhắc thì thừa, không nhắc thì thiếu, các đồng niềng nhớ kĩ nha! Vì một nụ cười như hoa như ngọc!
Nhanh tay inbox ngay để được tư vấn miễn phí !
Hotline: 0981.898.115 – 0866.295.115
Địa chỉ: Số 426, Tổ dân phố Mới – Thị Trấn Chũ – Lục Ngạn – Bắc Giang.
Tại sao phải nhổ răng? nhổ răng khi nào? quy trình nhổ ra sao?
Nha Khoa Thùy Tri ân thầy cô nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
DỰ ÁN: 10.000 CỐC NƯỚC MIỄN PHÍ PHỤC VỤ BÀ CON NÔNG DÂN BÁN VẢI.