1. Vì sao cần quan tâm sau khi niềng răng nên ăn gì ?
– Để đạt được hàm răng đẹp như ý muốn, chúng ta cần nắm chắc chế độ ăn uống cho người niềng răng.
– Khi mới bắt đầu niềng răng; cảm giác vướng víu, khó chịu đối với má trong; nướu và lưỡi là điều không thể tránh khỏi. Vì lực căng xiết bắt đầu tác động lên răng và xương hàm nên cảm giác đau nhức sẽ kéo đến. Tuy nhiên cảm giác này sẽ sớm quen dần sau 1 khoảng thời gian.
– Răng đang chịu lực kéo xiết nên khá nhạy cảm; nhưng do vẫn phải tiếp tục thực hiện chức năng ăn nhai cho bệnh nhân. Do đó, nếu không chú ý kỹ đến vấn đề ăn uống khi niềng răng; sẽ khiến cho răng yếu đi và không di chuyển theo đúng mong muốn. Trong những ngày đầu tiên này; bạn nên tránh làm lệch niềng; đứt niềng và khiến cho cảm giác nhức trở nên tệ hơn.
– Vì vậy, bạn cần hiểu rõ niềng răng nên ăn gì và kiêng ăn những gì để không tạo thêm áp lực nhai cắn lên răng; cho đến khi không còn thấy khó chịu và lạ lẫm với bộ khí cụ nữa.
2. Vậy sau khi niềng răng nên ăn gì thì tốt?
+ Trong quá trình niềng răng; bạn đặc biệt cần quan tâm đến vấn đề niềng răng nên ăn gì. Cụ thể từ những nguyên liệu thực phẩm nên ăn; cho đến cách chế biến như thế nào. Những thực phẩm nên ăn khi niềng răng chỉnh nha:
- Các sản phẩm từ trứng, sữa
– Vitamin D có trong trứng rất tốt cho răng miệng; đặc biệt Flour có trong trứng ngấm vào men răng làm cho răng cứng chắc hơn; ngăn cản sự phá hủy của a-xít trong thức ăn; rất tốt cho răng trong giai đoạn niềng.
– Ngoài ra, bạn có thể kết thân với các món như: phô mai; bơ mềm; các loại bánh và thức uống làm từ sữa; sữa chua,… trong giai đoạn đầu của niềng răng. Đây cũng là cách để chúng ta vừa dễ ăn nhai vừa có thêm nhiều chất dinh dưỡng.
- Các loại thức ăn chín mềm
– Những tuần đầu sau khi niềng răng; cần đặc biệt hạn chế nhai nghiến nhiều. Do đó, bạn cần lựa chọn những thực phẩm mềm nhằm tránh gây tổn thương làm lệch hay dứt niềng răng và giảm những đau đớn cho bạn.
– Món ăn chế biến nên có độ mềm cao để răng không phải hoạt động nhiều như cháo; súp, canh,… để dễ nuốt và hạn chế răng không phải nhai. Ngoài ra để thay đổi thực đơn mà vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể; những thực phẩm như: ngũ cốc, các loại mỳ, cơm nấu chín mềm; hay những món ăn mềm từ thịt như: thịt băm viên, thịt hầm; thịt gia cầm và hải sản là những thực phẩm đều rất tốt cho bạn ở giai đoạn niềng răng này.
- Rau xanh, củ quả
– Ngoài chế biến súp; bạn có thể luộc mềm rau củ quả để ăn kèm cháo hoặc cơm đều rất cần thiết. Các loại trái cây như: táo, chuối, nước ép trái cây; sinh tố hoa quả cũng rất tốt cho răng cũng như bổ sung vitamin và chất xơ cho cơ thể.
3. Niềng răng nên kiêng ăn gì? Những thực phẩm cần tránh
+ Khi niềng răng, các món ăn có nguy cơ gây sâu răng; mòn men và làm vỡ răng; bung bật mắc cài thì đặc biệt không nên ăn.
- Nói không với thực phẩm khó nhai
– Thực phẩm dai, dính – các loại bánh mỳ vỏ cứng như bánh mỳ Baguette; mực khô, bánh dày, bánh nếp, kẹo dẻo…
– Thực phẩm giòn – bỏng ngô, khoai chiên,…
– Thức phẩm cứng – các loại hạt, kẹo cứng,…
– Các loại thực phẩm đòi hỏi phải cắn vào – bắp ngô; xương sườn, gà rán,…
- Hạn chế thực phẩm có đường
– Trong giai đoạn niềng răng; chúng ta cần hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều đường. Vì những loại thực phẩm nhiều đường dễ sinh ra các aacid và mảng bám gây ra sâu răng và các bệnh về nướu, lợi.
– Nước ngọt có gas chứa nhiều phẩm màu nhân tạo có thể tác động xấu đến răng của bạn. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh uống trà; nước ép nho, và không nên sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia, hút thuốc lá.
NIỀNG RĂNG THƯA
NIỀNG RĂNG KHẤP KHỂNH
NIỀNG RĂNG KHỚP CẮN NGƯỢC?