1. Nguyên nhân bệnh Nha chu
– Viêm nha chu là bệnh phổ biến và có thể phòng ngừa được. Nguyên nhân của bệnh thường là do vệ sinh răng miệng kém. Đánh răng ít nhất hai lần/ngày; dùng chỉ nha khoa hàng ngày và kiểm tra răng miệng thường xuyên có thể phòng ngừa bệnh viêm nha chu thành công; làm giảm cơ hội phát triển nặng hơn của bệnh. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và điều trị bệnh nha chu.
– Trong hầu hết các trường hợp; viêm nha chu bắt đầu bằng mảng bám – một màng dính vào răng bao gồm chủ yếu là vi khuẩn. Nếu không được điều trị thì răng sẽ có thể bị viêm nha chu:
- Mảng bám trên răng khi ăn tinh bột và đường tương tác với vi khuẩn trong khoang miệng.
- Mảng bám có thể cứng lại dưới đường viền nướu và lâu ngày sẽ trở thành cao răng. Chúng ta không thể loại bỏ cao răng bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa mà phải cần đến nha sĩ để loại bỏ nó.
- Mảng bám có thể gây viêm nướu; dạng bệnh nha chu nhẹ nhất.
- Gây viêm nha chu làm cho túi nha chu phát triển giữa nướu và răng của bạn chứa đầy mảng bám; cao răng và vi khuẩn. Theo thời gian, các túi này trở nên sâu hơn; chứa nhiều vi khuẩn hơn. Nếu không được điều trị; những nhiễm trùng sâu này gây mất mô nướu và xương và cuối cùng người bệnh có thể mất một hoặc nhiều răng. Ngoài ra, viêm mãn tính liên tục có thể gây căng thẳng; suy yếu hệ thống miễn dịch của người bệnh.
2. Triệu chứng bệnh Nha chu
– Nướu khỏe mạnh có màu hồng; cứng và vừa khít quanh răng. Các triệu chứng của bệnh nha chu có thể bao gồm:
- Nướu bị sưng, có màu đỏ tươi, đỏ sẫm rất sễ chảy máu.
- Hôi miệng.
- Răng lung lay.
- Đau khi nhai.
– Có một số loại bệnh nha chu viêm khác nhau. Các loại phổ biến gồm những loại sau đây:
- Viêm nha chu mãn tính là loại phổ biến nhất; ảnh hưởng đến hầu hết người lớn; mặc dù trẻ em cũng có thể bị ảnh hưởng. Loại này được gây ra bởi sự tích tụ mảng bám; theo thời gian gây ra sự phá hủy nướu và xương; cuối cùng sẽ bị mất răng nếu không được điều trị.
- Viêm nha chu tấn công thường bắt đầu ở thời thơ ấu hoặc thời gian đầu của tuổi trưởng thành. Bệnh này có xu hướng theo gia đình dẫn đến mất xương nhanh chóng và mất răng nếu không được điều trị.
- Bệnh nha chu hoại tử được đặc trưng bởi mô nướu bị chết; dây chằng răng và xương hỗ trợ do thiếu nguồn cung cấp máu dẫn đến hoại tử và nhiễm trùng nặng. Loại này thường xảy ra ở những người có hệ thống miễn dịch bị ức chế như nhiễm HIV; điều trị ung thư hoặc các nguyên nhân khác và suy dinh dưỡng.
– Biến chứng của bệnh nha chu: có thể gây mất răng. Ảnh hưởng đến tim, phổi và các bộ phận khác của cơ thể.
3. Đối tượng có nguy cơ bị bệnh Nha chu
– Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bệnh nha chu bao gồm:
- Viêm nướu
- Thực hiện chăm sóc răng miệng kém
- Hút thuốc hoặc nhai thuốc lá
- Càng lớn tuổi
- Thay đổi nội tiết tố như mang thai hoặc giai đoạn mãn kinh
- Lạm dụng chất gây nghiện
- Béo phì
- Dinh dưỡng không đầy đủ, bao gồm thiếu vitamin C
- Di truyền theo gia đình
- Một số loại thuốc gây khô miệng hoặc ảnh hưởng đến nướu
- Các điều kiện khiến suy giảm hệ thống miễn dịch như bệnh bạch cầu, HIV/AIDS và điều trị ung thư
- Một số bệnh khác như bệnh tiểu đường, viêm khớp dạng thấp và bệnh Crohn
4. Phòng ngừa bệnh Nha chu
– Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh nha chu là tuân thủ tốt vệ sinh răng miệng nên bắt đầu sớm và thực hành nhất quán trong suốt cuộc đời.
- Vệ sinh răng miệng tốt : đánh răng; dùng chỉ nha khoa
- Khám răng thường xuyên. Lấy mảng bám/cao răng ít nhất 6 đến 12 tháng một lần.
5 .Các biện pháp điều trị bệnh Nha chu
– Điều trị có thể được thực hiện bởi bác sĩ nha chu, nha sĩ hoặc nhân viên vệ sinh nha khoa. Mục tiêu của cách chữa bệnh nha chu là làm sạch triệt để các túi xung quanh răng và ngăn ngừa tổn thương cho xương xung quanh. Người bệnh có cơ hội điều trị thành công khi áp dụng thói quen chăm sóc răng miệng tốt hàng ngày và ngừng sử dụng thuốc lá.
– Phương pháp điều trị không phẫu thuật: Nếu viêm nha chu không tiến triển, điều trị có thể bao gồm các thủ tục ít xâm lấn hơn như: lấy cao răng, nước súc miệng hoặc bôi gel chưa kháng sinh
– Phương pháp điều trị phẫu thuật: Nếu bị viêm nha chu tiến triển, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng phẫu thuật nha khoa như: Phẫu thuật nha chu, ….
Tại sao phải nhổ răng? nhổ răng khi nào? quy trình nhổ ra sao?
Nha Khoa Thùy Tri ân thầy cô nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
DỰ ÁN: 10.000 CỐC NƯỚC MIỄN PHÍ PHỤC VỤ BÀ CON NÔNG DÂN BÁN VẢI.