Dấu hiệu nhận biết Răng đã chết tuỷ

1. Dấu hiệu nhận biết răng đã chết tủy

– Tủy răng về bản chất là tổ chức liên kết chứa các dây thần kinh và mạch máu nằm ở giữa răng. Tủy có vai trò là mạch sống nuôi dưỡng răng và nhận diện cảm xúc; bởi vậy khi tủy răng bị tổn thương sẽ gây nên tình trạng nhiễm trùng; viêm tủy nặng nhất là chết tủy.
– Tình trạng đau nhức; nướu sưng tấy và những cơn đau thường xuyên hành hạ bạn về đêm là dấu hiệu cho thấy răng đang bị viêm và chết tủy. Răng chết tủy dễ bị gãy vỡ; tùy vào mức độ tổn thương mà răng sẽ trải qua các giai đoạn sau: 
  • Giai đoạn viêm tủy hồi phục (có thể hồi phục)

– Khi tủy răng bị tổn thương; cơn đau nhức sẽ xuất hiện kèm theo tình trạng ê buốt; nặng nhất là về đêm. Bên cạnh đó khi bạn ăn đồ nóng; lạnh thì cơn đau sẽ kéo dài dai dẳng hơn.

  • Giai đoạn viêm tủy không phục hồi

– Ở giai đoạn này sẽ xuất hiện những cơn đau bất chợt; đôi khi kéo dài hàng tiếng đồng hồ với mức độ thường xuyên hơn. Trường hợp nướu răng bị tổn thương sẽ tích mủ; khiến các mô thịt bị đẩy nên, gây ê buốt rất dữ dội.

  • Giai đoạn hoại tử tủy (răng đã chết tủy)

– Giai đoạn này mức độ khá nghiêm trọng, cho thấy răng đã chết tủy rõ ràng. Lúc này bạn sẽ không còn cảm thấy đau nhức nhưng chiếc răng có thể đã bị lung lay; gãy, thậm chí rơi khỏi hàm.

2. Răng đã chết tủy có nguy hiểm không?

– Tình trạng răng bị chết tủy khi không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới viêm quanh chóp chân răng; áp xe quanh chóp răng và phát sinh các thêm chứng như viêm quanh cuống răng; rụng răng; viêm xươngviêm hạch rất nguy hiểm với sức khỏe.

– Bởi vậy, để tránh những biến chứng nguy hiểm do răng bị chết tủy gây nên; khi răng có những dấu hiệu nhận biết răng đã chết tuỷ được đề cập ở trên; bạn cần tới các địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện thăm khám và có giải pháp khắc phục kịp thời.

3. Răng bị chết tủy tồn tại được bao lâu?

 

– Tủy là cục nhân của răng, nó nằm sâu trong cùng bên dưới lớp ngà răng và men răng. Bởi vậy, khi tủy răng bị viêm nghĩa là cấu trúc răng đã tổn thương toàn phần. Thời gian tồn tại của răng này chỉ kéo dài tầm 1 năm hoặc ít hơn; sau đó sẽ xảy ra tình trạng sừng hóa mô răng. 

– Khi răng không còn tủy để cung cấp dinh dưỡng nữa thì nó cũng không còn cảm giác với thức ăn, cảm giác khi ăn nhai hay cảm nhận nhiệt độ thức ăn. Đặc biệt, răng sẽ không có bất kỳ phản ứng với những kích thích từ bên ngoài.

– Quá trình sừng hóa mô răng sẽ khiến răng trở nên giòn và dễ mẽ hơn khi gặp tác động mạnh. Khi đã xuất hiện thì quá trình sừng hóa sẽ diễn ra nhanh chóng, và nếu bạn không có giải pháp khắc phục kịp thời thì có thể bạn sẽ bị mất răng vĩnh viễn.

4. Răng chết tủy có nên nhổ không?

– Các bác sĩ tại khoa phục hình răng trong miệng tại Phòng khám răng Nha Khoa Thuỳ cho biết, chỉ nên nhổ răng đã chết tủy khi không thể bảo tồn được chức năng ăn nhai của răng thật. Khi có những dấu hiệu nhận biết răng đã chết tuỷ  cần đến gặp bác sĩ tư vấn và thăm khám kịp thời. Ngược lại trường hợp răng bị chết tủy không còn tác dụng nữa thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ để bảo vệ các răng bên cạnh.

– Sau khi nhổ răng, bạn nên trồng lại răng sớm bằng phương pháp cấy ghép implant để phòng tránh tình trạng tiêu xương xảy ra dẫn tới gương mặt bị biến dạng. Trồng răng implant phục hình răng đã mất là giải pháp tốt nhất hiện nay nhằm giữ lại tính thẩm mỹ cho gương mặt và mang lại kết quả phục hình ở mức cao nhất.

Nhanh tay inbox ngay để được tư vấn miễn phí !

Webssite: https://nhakhoathuy.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/BS.NguyenVanThuy

Hotline:  0981.898.115 – 0866.295 115

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UChtWJHO0wsy1pH1aONFRZiQ

Địa chỉ: Tổ dân phố Mới – Thị Trấn Chũ – Lục Ngạn – Bắc Giang.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo
Facebook chat